Cần Học Gì Để IT Comtor Thành BrSE? Hiểu rõ nghề IT Comtor Và BrSE

Nếu bạn đang làm IT Comtor (phiên dịch viên CNTT) thì hoàn toàn có cơ hội để trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE). Đây là một vị trí công việc đang hot và được rất nhiều người săn đón hiện nay. Vậy với xuất thân là một IT Comtor toàn năng, bạn cần học thêm kỹ năng gì để trở thành BrSE

Hiểu rõ về nghề IT Comtor và BrSE

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này, nhiệm vụ và vị trí của mỗi công việc. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức cốt lõi nếu như muốn làm việc hiệu quả.

Công việc IT Comtor là gì?

IT Comtor, hay còn được biết đến như là người phiên dịch CNTT tiếng Nhật. Đây là những chuyên gia trong lĩnh vực dịch thuật chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin. Từ “Comtor” là viết tắt của “Communicator,”. Từ này chỉ người có khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hoặc người có kỹ năng giao tiếp.

Nói một cách khác, IT Comtor là người phiên dịch tiếng Nhật chuyên về CNTT. Ngoài ra, thuật ngữ này cũng được sử dụng để ám chỉ những người phiên dịch hoạt động trong các ngành/ lĩnh vực khác nhau.

Trách nhiệm của người làm kỹ sư cầu nối

BrSE là từ viết tắt của Business Software Engineer, hay còn được biết đến là kỹ sư cầu nối. Đây là những người chịu trách nhiệm kết nối giữa khách hàng và nhóm dự án. Họ sở hữu cả kỹ năng giao tiếp lẫn kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi giữa khách hàng và nhóm dự án. Đặc biệt là cầu nối hỗ trợ, giải quyết các dự án công nghệ phần mềm. Mục đích là để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Trách nhiệm và công việc cơ bản của một BrSE

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nghề BrSE và IT Comtor, mọi người nên tham khảo thêm bài: IT Comtor vs BrSE: Sự khác biệt đến từ đâu?

Cần học gì để IT Comtor trở thành BrSE?

Nếu bạn đang có kinh nghiệm hay làm việc tại vị trí IT Comtor thì bạn đang có lợi thế rất lớn để chuyển hướng sang làm kỹ sư cầu nối. Với vị trí của BrSE thì nhiệm vụ chính cho công việc này là:

  • Là cấu nối liên kết với khách hàng (chủ yếu là người Nhật) và đội ngũ công nghệ thông tin. Giúp họ hiểu được yêu cầu, thông tin từ khách hàng một cách chính xác nhất.
  • Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của đội ngũ phát triển và khách hàng.
  • Theo dõi sát sao tiến độ dự án và báo cáo cho khách hàng thường xuyên.
  • Phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án
  • Tham gia vào quá trình thử nghiệm dự án để đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hòa và tin cậy với khách hàng,….
Đặc thù công việc của một BrSE

Như vậy để trở thành BrSE thì kỹ năng cốt lõi cần có là: Tiếng Nhật; Kỹ năng giao tiếp; CNTT, quản lý dự án,… Mà với một IT Comtor thì vốn tiếng Nhật cũng như kinh nghiệm làm việc là đã có sẵn. Do đó, bạn chỉ cần trau dồi và học thêm một số các kiến thức và kỹ năng mới như:

1. Kiến thức về lĩnh vực phần mềm:

  • Hiểu biết về các quy trình phát triển phần mềm, ví dụ như Agile, Waterfall.
  • Nắm vững các ký hiệu, ngôn ngữ lập trình phổ biến, ví dụ như Java, Python, C#.
  • Có kiến thức sâu rộng về các công nghệ phần mềm thường dùng, ví dụ như cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng, lập trình web.

Tìm hiểu thêm Kinh nghiệm làm nghề BrSE để nắm được các tính chất, đặc thù của ngành này. 

2. Kỹ năng quản lý dự án

  • Có khả năng lập kế hoạch, theo dõi và giám sát tiến độ dự án khi làm BrSE.
  • Biết cách quản lý rủi ro và giải quyết vấn đề trong dự án.
  • Rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc với các bên liên quan trong dự án.
Cần học thêm kỹ năng quản lý dự án để trở thành BrSE

3. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp và thuyết trình để có thể truyền đạt thông tin hiệu quả cho cả hai bên: đội ngũ phát triển phần mềm và khách hàng.
  • Rèn luyện khả năng đàm phán và thương lượng để đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
  • Phát triển khả năng lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao tiếp.

Ngoài ra, bạn cũng cần liên tục nâng cao tinh thần học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt là có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả cũng như thích nghi với môi trường làm việc đa văn hóa.

Như vậy, chỉ cần bạn học thêm một số kiến thức liên quan đến quản lý, phát triển dự án, chuyên môn CNTT là có thể chuyển hướng sang làm BrSE. Đây là một ngành nghề cực hot hiện nay khi mà thị trường outsource ngày càng mở rộng. Do đó, bạn nên nắm bắt cơ hội này, tận dụng lợi thế của mình để có thể phát triển hơn nữa. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *